Chúng ta thường nghe nói rằng nên phát triển bản thân để thăng tiến và thành công, nhưng cách phát phiển bản thân ở từng độ tuổi thường không giống nhau. Do vậy, bài viết này sẽ giúp bạn biết cách phát triển bản thân theo từng độ tuổi riêng.
1. Cách phát triển bản thân cho người trẻ từ 18 - 24 tuổi
Ở độ tuổi này, các bạn mới ra trường được một - hai năm nên chưa có nhiều kinh nghiệm sống và rất dễ mắc sai lầm. Đây là thời điểm tốt nhất để vừa học tập vừa trải nghiệm khi rời xa vòng tay gia đình.
Đầu tiên, tìm kiếm những kinh nghiệm mới. Hãy cứ tìm kiếm cơ hội để trải nghiệm những thứ mới mẻ, tham gia các hoạt động ngoại khóa, đi du lịch hoặc thực hiện những công việc mới để tăng cường kỹ năng và kiến thức của mình.
Thứ hai, học hỏi từ sai lầm. Không sợ thất bại và hãy học hỏi từ những sai lầm của mình, bởi đó là cách tốt nhất để phát triển bản thân.
Thứ ba, xây dựng mối quan hệ. Hãy tìm kiếm các cộng đồng hoặc nhóm có cùng sở thích để kết nối và học hỏi từ những người khác.
Thứ tư, tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp. Hãy tìm kiếm các cơ hội để phát triển sự nghiệp, thực tập hoặc tham gia các chương trình đào tạo để rèn luyện kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm.
2. Cách phát triển bản thân cho người ở độ tuổi 25 - 35 tuổi
Đây là độ tuổi đẹp nhất để làm việc và cống hiến và cũng là thời điểm quyết định sự thành bại của tuổi trẻ. Độ tuổi này thường có công việc ổn định, có gia đình, thậm chí có con nên gánh nặng gia đình, gánh nặng kinh tế nên cần phải trưởng thành hơn, có trách nhiệm hơn kể cả khi bạn là người chưa kết hôn.
Đầu tiên, là cần tập trung vào xây dựng mối quan hệ. Hãy tìm kiếm các cơ hội để gặp gỡ và kết nối với những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình, và học hỏi từ họ.
Thứ hai, cần phát triển kỹ năng quản lý. Để phát triển bản thân, hãy tập trung vào việc phát triển kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng quản lý nhân sự và kỹ năng lãnh đạo.
Thứ ba, cần tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp. Hãy tìm kiếm các cơ hội để phát triển sự nghiệp, tham gia các chương trình đào tạo, hoặc cố gắng thăng tiến trong công việc hiện tại.
3. Cách phát triển bản thân cho người ở độ tuổi 35 - 45 tuổi
Ở độ tuổi này, thường là những người đã có gia đình, nhà cửa ổn định, con cái ở tuổi ăn tuổi học nhưng lại là tuổi dễ đánh mất chính mình nhất. Sau một thời gian làm việc và cống hiến, được thăng tiến, có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng tốt, có tiền nhàn rỗi nên thường xảy ra tâm lý tự mãn, không hài lòng với thực tại, dễ kích động, cũng dễ làm mất lòng đồng nghiệp và cấp trên.
Người ở độ tuổi này thường có tâm lý nhảy việc nếu bất mãn với công việc hoặc cấp trên. Đồng thời, họ cũng muốn tự chủ tài chính bằng cách tự khởi nghiệp kinh doanh hoặc "chân trong chân ngoài" - tức là có một công việc tay trái khác. Do đó, họ cũng bị phân tâm, hiệu suất làm việc giảm sút. Đặc biệt, là ngày càng trở nên "chậm chạp", "mù công nghệ" và rất ít sáng tạo.
Do đó, người ở độ tuổi này cần ưu tiên tập trung vào phát triển kỹ năng lãnh đạo. Để phát triển bản thân, hãy tập trung vào việc phát triển kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng quản lý.
Tiếp đó là xây dựng mối quan hệ. Hãy tìm kiếm các cơ hội để kết nối với những người có kinh nghiệm và học hỏi từ họ.
Sau cùng, chủ động trong việc phát triển sự nghiệp. Hãy tìm kiếm các cơ hội để thăng tiến trong nghề nghiệp, đóng vai trò lãnh đạo hoặc tham gia các chương trình đào tạo để phát triển kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm.